Hotline: 0934.448.638 - 024.3993.9695

Nguyên tắc cầm máu bằng garo

Đăng bởi HAU PV | 24/03/2022 | 0 bình luận
Nguyên tắc cầm máu bằng garo

Nguyên tắc cầm máu bằng garo

Garo là phương pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi, để làm ngừng sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi. Nếu thực hiện garo không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ.

Garo là phương pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi, để làm ngừng sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi. Nếu thực hiện garo không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ.

Xem thêm máy garo hơi tự động Dessillons & Dutrillaux

Khi xoắn chặt một dây garo vào chi, các mạch máu lớn, nhỏ và các cơ đều bị đè ép. Một garo thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ cắt đứt hoàn toàn sự lưu thông của máu từ trên xuống dưới và ngược lại. Một garo không thể để lâu quá 1 đến 2 giờ vì đoạn chi này sẽ bị hoại tử hoàn toàn nếu bị thiếu máu nuôi quá 60-90 phút, người làm cấp cứu cần ý thức được việc này.

cam-mau-bang-ga-ro

Những trường hợp cần đặt garo

  • Vết thương bị cụt chi tự nhiên, hoặc chi thể bị đứt gần lìa.
  • Chi bị giập nát quá nhiều biết chắc không thể bảo tồn được.
  • Vết thương tổn thương mạch máu đã áp dụng những biện pháp cầm máu tạm thời trên mà không có kết quả.
  • Vết thương chảy máu ồ ạt ở chi trong chiến đấu ác liệt; khẩn trương mà quân y cần phải xử trí nhanh chóng khi không có điều kiện làm băng chèn.
  • Vết thương mà người bị thương và đồng đội không biết cách băng chèn, bắt buộc phải đặt garô.
  • Buộc garo khi nơi xảy ra tai nạn ở gần trung tâm phẫu thuật.
  • Buộc garo tạm thời trong một thời gian ngắn để mổ xử trí vết thương.
  • Buộc garô khi bị rắn độc cắn.

Nguyên tắc và cách tiến hành đặt garo

Nguyên tắc đặt garo

  • Garô phải đặt sát ngay phía trên vết thương và để lộ ra ngoài. Tuyệt đối không để ống quần, tay áo hay vật gì khác che lấp ga-rô, làm cho người vận chuyển và tuyến sau khó thấy, có thể bỏ qua không xử lý ưu tiên.
  • Người bị đặt garo phải được nhanh chóng chuyển về tuyến sau. Trên đường vận chuyển, cứ 1 giờ phải nới ga-rô một lần và không để ga-rô lâu quá 3-4 giờ. Việc nới garo phải rất từ từ, vừa nới vừa theo dõi sắc mặt của bệnh nhân, tình hình chảy máu ở vết thương, mạch và sắc đoạn chi phía dưới. Khi nới garo được khoảng 4-5 phút hoặc thấy bệnh nhân biến sắc, máu chảy nhiều thì phải thít chặt garo lại ngay. Khi đặt lại ga-rô, không được buộc chỗ cũ mà lên hoặc xuống một ít.
  • Phải chấp hành triệt để những quy định về ga-rô: Ghi rõ ngày giờ ga-rô, giờ nới ga-rô lần một, giờ nới ga-rô lần hai, họ tên bệnh nhân. Cần có ký hiệu bằng dải vải đỏ cài vào túi áo trên bên trái (đó là ký hiệu cho những bệnh nhân cần chuyển nhanh và xử trí khẩn cấp).

Cách đặt garo

  • Ấn động mạch ở phía trên vết thương để tạm thời cầm máu.
  • Lót vải hoặc gạc ở chỗ định đặt garô hoặc dùng ngay ống quần, ống tay áo để lót.
  • Đặt garô và xoắn dần (nếu là dây vải), bỏ tay ấn động mạch rồi vừa xoắn vừa theo dõi mạch ở dưới hoặc theo dõi máu chảy ở vết thương. Nếu mạch ngừng đập hoặc máu ngừng chảy là được. Khi đã xoắn vừa đủ chặt thì cố định que xoắn. Nếu là dây cao su thì chỉ cần cuốn nhiều vòng tương đối chặt rồi buộc cố định.
  • Băng ép vết thương và làm các thủ tục hành chính cần thiết.

cach-garo-dung-va-sai

Cầm máu bằng garo (ảnh minh họa)

Cách nới garô

Nới garo là để cho máu xuống nuôi dưỡng đoạn chi ở dưới garo.

Những trường hợp không nới garo:

  • Khi chi đã bị hoại tử, khi để garô đã quá lâu (quá 4 giờ).
  • Khi chi đã bị cụt tự nhiên.
  • Khi đoạn chi dưới garo có dấu hiệu hoại tử, hoại thư.
  • Khi bị rắn độc cắn.

Các trường hợp khác phải thực hiện nới garô 30 phút một lần.

Thứ tự nới garo:

  • Người phụ ấn động mạch ở phía trên garo
  • Người chính nới dây garo, rất từ từ, vừa nới vừa theo dõi sắc mặt thương binh, tình hình máu chảy ở vết thương, mạch và màu sắc đoạn chi ở dưới garo.
  • Để garô nới khoảng từ 4 – 5 phút.

– Trong khi nới garo cần lưu ý

  • Thấy máu chảy mạnh ở vết thương thì phải ấn lại động mạch cho tốt (ở phía gốc chi).
  • Nếu thấy sắc mặt thương binh thay đổi đột ngột tím tái hoặc nhợt nhạt phải đặt garo lại ngay.
  • Chú ý: Khi đặt lại dây garo, không đặt ở chỗ cũ mà nhích lên hoặc nhích xuống một ít để khỏi gây lằn da thịt và thiếu máu kéo dài ở chỗ đặt garo.
  • Nếu nới garô mà quan sát thấy không chảy máu ở vết thương nữa thì không cần thắt lại garô nữa nhưng vẫn để dây garô tại chỗ và sẵn sàng buộc lại nếu chảy máu lại.

– Cách tháo garo:

Tháo garo để thay thế bằng một biện pháp cầm máu khác. Tiến hành như sau:

  • Dự phòng sốc do tháo garô cho thương binh:
    • Phong bế gốc chi: novocain 0,25% ´ 50 – 100 – 150ml tùy theo vị trí.
    • Tiêm cafein 0,25 ´ 1 ống vào bắp thịt.
    • Truyền tĩnh mạch huyết thanh ngọt và sinh tố B1, C nếu có điều kiện.
  • Một người ấn động mạch, một người tháo garô từ từ, nhẹ nhàng.
  • Thay garô bằng một biện pháp cầm máu khác như băng ép, băng chèn, kẹp hoặc thắt động mạch… nếu còn thấy chảy máu nhiều.

Khi tháo garo phải theo dõi máu chảy tại vết thương, mạch, nhiệt độ, huyết áp, sắc mặt người bị thương. Nếu thấy có hiện tượng sốc nhiễm độc do tháo garo thì phải nhanh chóng đặt lại garo ngay và tiến hành chống sốc tích cực.

Nguồn Benh.vn

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: